Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?

2064

Tác giả: Alexander L. Vuving | Biên dịch: Huệ Việt

Kể từ năm 2014, quần đảo Trường Sa đã trở thành một công trường xây dựng lớn độc nhất vô nhị. Hàng chục tàu của Trung Quốc đã làm việc suốt ngày đêm, cắt san hô và nạo vét cát đáy biển để biến những rạn đá chìm thành đảo nổi nhân tạo. Trong vòng chưa đầy một năm, Trung Quốc đã tạo ra hơn 10 km vuông đất mới trên bảy địa điểm khác nhau trên cả quần đảo mà tổng diện tích đất ban đầu chỉ có khoảng 4 km vuông. Bãi Chữ Thập, chìm ở thuỷ triều cao khi bị TQ chiếm đóng vào năm 1988, giờ đã là một hòn đảo rộng 2,74 km vuông đủ lớn để chứa một đường băng dài 3.100 mét và một bến cảng rộng 63 ha. Và mặc dù đảo nhân tạo ở Bãi Chữ Thập đã gấp gần 6 lần diện tích hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình, nó vẫn nhỏ hơn hai hòn đảo nhân tạo khác. Vào tháng Sáu năm 2015, Trung Quốc đã tạo được 4 km vuông đất tại Xu bi và và 5,6 km vuông đất tại Vành Khăn, và những con số này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. [1] Continue reading “Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?”

Vì sao Thượng đỉnh Sunnylands quan trọng?

st_20160220_xannview_2079089-1536x1022

Nguồn: Prashanth Parameswaran,Why the US-ASEAN Sunnylands Summit Matters,The Diplomat, 11/02/2016

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Hồng Ánh

Từ ngày 15 đến 16 tháng 2, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp đón lãnh đạo các nước Đông Nam Á và Tổng thư ký ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh đặc biệt tại Trung tâm Sunnylands lịch sử ở Rancho Mirage, California. Trong khi các quan sát viên có lẽ dõi theo các vấn đề nổi cộm như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ dẫn dắt và sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, tầm quan trọng đích thực của hội nghị nằm ở ý nghĩa mà nó mang lại đối vị trí hiện tại và tương lai của khu vực Đông Nam Á và ASEAN trong chính sách của Mỹ. Continue reading “Vì sao Thượng đỉnh Sunnylands quan trọng?”

Cuộc tranh cãi xung quanh đền Yasukuni ở Nhật Bản

yasukuni

Tác giả: Đỗ Trọng Quang

Tháng 8/1985, Thủ tướng Nhật Bản là Nakasone Yasuhiro đến thăm đền Yasukuni ở Tokyo đã làm bùng phát một vụ rắc rối về ngoại giao giữa nước ông với một số quốc gia Châu Á. Sáu năm sau, cuộc thăm đền của Thủ tướng Koizumi Junichiro lại làm nảy sinh mâu thuẫn với Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngay trong nước Nhật, cuộc chính thức thăm đền của người đứng đầu chính phủ cũng gây tranh cãi dữ dội giữa phái tả và phái hữu. Vậy đền Yasukuni có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội Nhật Bản cũng như đối với quan hệ giữa nước đó với các quốc gia láng giềng? Continue reading “Cuộc tranh cãi xung quanh đền Yasukuni ở Nhật Bản”

ASEAN trong vòng xoáy quyền lực Mỹ-Trung

asean-us

Phỏng vấn: Thu Hà

“Việc Mỹ đang cố gắng xây dựng hình ảnh “bá chủ nhân từ” đã giúp nước này có được quyền lực mềm, một sự hấp dẫn tự nhiên, qua đó cân bằng lại “sức mạnh cứng” của Trung Quốc ở Đông Nam Á”, TS. Lê Hồng Hiệp. 

LTS: Ngày mai 15/2 (theo giờ Mỹ) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo các nước ASEAN bắt đầu cuộc họp lịch sử cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands, miền Nam California. Tại đây, ông Obama cùng các vị đứng đầu 10 nước ASEAN sẽ thảo về hợp tác kinh tế, an ninh hàng hải…. và các vấn đề quan trọng khác.

Thưa ông Lê Hồng Hiệp, giới quan sát nhận định Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN tại Sunnylands có tính lịch sử. Thực ra, đây là thượng đỉnh lần thứ tư. Vậy theo ông điều gì khiến cuộc nhóm họp lần này mang tính lịch sử? Continue reading “ASEAN trong vòng xoáy quyền lực Mỹ-Trung”

Philippines đón nhận trở lại sức mạnh quân sự của Mỹ

Obama Aquino 2014

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Philippines re-embraces US military muscle“, The Straits Times, 21/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hiền

Philippines hy vọng có thể ngăn chặn được những sự xâm nhập của Trung Quốc vào các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền bằng việc tăng cường liên minh quân sự của mình với Mỹ, nước đã bắt đầu được quyền tiếp cận mở rộng đối với các căn cứ của Philippines ở Biển Đông.

Rõ ràng là, một sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Mỹ ở khu vực này có nguy cơ tạo ra tác động ngược trở lại, khuyến khích Trung Quốc củng cố hơn nữa lập trường của nước này đối với các vùng biển có tranh chấp. Nhưng Philippines cho rằng họ không còn nhiều thời gian, và rằng sức mạnh quân sự của Mỹ là hy vọng tốt nhất để bảo vệ các lợi ích lãnh thổ của nước này. Continue reading “Philippines đón nhận trở lại sức mạnh quân sự của Mỹ”

Triều Tiên phóng tên lửa, quan hệ Trung – Hàn nguội lạnh

missile

Nguồn:N Korea rocket launch chills Beijing-Seoul ties”, The New York Times, 11/02/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm đồng minh vững chắc của Hoa Kỳ là Hàn Quốc vào năm 2014, đó dường như là sự khởi đầu của một mối quan hệ gần gũi đầy hứa hẹn.

Người đón tiếp ông Tập, Tổng thống Park Geun-hye, đã đáp lại bằng cách đến Bắc Kinh năm ngoái để tham dự một cuộc diễu binh mà các đồng minh khác của Mỹ tẩy chay, một cử chỉ mà ông Tập có thể đã tin rằng sẽ khiến bà Park ngày càng cách xa Washington hơn.

Về phần mình, bà Park hy vọng rằng người bạn mới ở Bắc Kinh – đối tác kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc – sẽ giúp kiềm chế tham vọng không ngừng theo đuổi vũ khí hạt nhân của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Continue reading “Triều Tiên phóng tên lửa, quan hệ Trung – Hàn nguội lạnh”

Duy trì trật tự châu Á

asia

Nguồn: Brahma Chellaney, “Upholding the Asian Order”, Project Syndicate, 22/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tham vọng định hình lại trật tự châu Á của Trung Quốc không có gì bí mật. Từ kế hoạch “một vành đai, một con đường” cho đến Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) có trụ sở tại Bắc Kinh, các sáng kiến chủ đạo của Trung Quốc đang triển khai một cách chậm rãi nhưng chắc chắn mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là định hình một châu Á lấy nước này làm trung tâm (a Sino-centric Asia). Như những nước láng giềng của Trung Quốc đều đã biết rõ, việc nước này tìm kiếm địa vị thống trị khu vực có thể gây tổn thất – và thậm chí nguy hiểm – đối với họ. Thế nhưng các cường quốc khác trong khu vực hầu như không hành động gì để phát triển một chiến lược có phối hợp nhằm ngăn cản kế hoạch bá quyền của Trung Quốc. Continue reading “Duy trì trật tự châu Á”

Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan như thế nào?

tsai

Nguồn: Nick Frisch, “How China Lost Taiwan”, The New York Times, 27/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào một ngày thứ ba nhiều mưa vào đầu tháng này, Chen Li-hung, một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng, sải bước trên sân khấu ở Chương Hóa, miền trung Đài Loan, và bắt đầu một bài diễn văn đầy tâm huyết, thêm lửa cho những thành viên nhiệt huyết của Dân Tiến Đảng đã tụ họp ở đó.

“Ba mẹ chúng tôi đến từ Đại Lục,” ông nói với khán giả. “Nhưng tôi được sinh ra ở Đài Loan. Tôi lớn lên ở Đài Loan. Vậy thì vì sao những thầy cô trong trường nói với tôi rằng tôi vẫn là người Trung Quốc? Từ nhỏ, tôi đã cảm thấy tôi không phải là người Trung Quốc, tôi là người Đài Loan!” Ông đả kích tổng thống đương nhiệm Mã Anh Cửu. “Tám năm trước, Tổng thống Mã giành được một chiến thắng khá thuyết phục ở thùng phiếu, nhưng ông ấy lại dẫn dắt chúng ta đến gần Trung Quốc hơn bao giờ hết, và Đài Loan có trở nên tốt đẹp hơn chút nào không?” Continue reading “Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan như thế nào?”

Những chiếc thuyền ma của Triều Tiên

8592475dd782bfce7a7360f58dc60b6a

Nguồn: Yuriko Koike, “The Ghosts of North Korea”, Project Syndicate, 30/12/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đối với nhiều người, năm mới là dịp nhìn lại những thứ đã làm được và những điều cần thay đổi. Người Triều Tiên không nằm trong số đó. Ở đất nước tăm tối này, “mục tiêu năm mới” không hẳn là một lựa chọn cho dân thường. Những gì xảy đến với họ hoàn toàn phụ thuộc vào lãnh đạo tối cao Kim Jong-un, và đó thường là sự thiếu thốn và hoang tưởng nghiệt ngã.

Người Triều Tiên chịu đựng nhiều điều mà người ngoài chỉ có thể suy đoán. Hãy xem những “con thuyền ma” bí ẩn đi vào biển Nhật Bản mỗi mùa thu theo gió tây nam. Thuyền thô sơ, nhỏ (dài khoảng 10 mét), và chỉ có những ngư cụ cơ bản. Một vài thuyền trống, một số khác chở thi thể của người không rõ danh tính. Chỉ trong tháng qua, 13 thuyền và 26 thi thể (đa số đã gần như phân huỷ) được tìm thấy. Trong năm 2014, có khoảng 60 thuyền như vậy. Continue reading “Những chiếc thuyền ma của Triều Tiên”

Nhật Bản – Ấn Độ củng cố quan hệ chiến lược

modi-abe-7591

Nguồn: Purnendra Jain, “Abe and Modi deepen Japan – India ties”, East Asia Forum, 17/12/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay. Quỹ đạo của quá trình phát triển đi lên này bắt đầu một thập niên trước đây và đã tăng tốc trong vài năm qua. Nhưng chính chất xúc tác mới giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi đã đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới.

Thủ tướng Abe đã thăm Ấn Độ từ 11-13/12/2015 như một phần trong chuỗi các cuộc gặp cấp cao thường niên kể từ năm 2007. Trong chuyến thăm này, hai nhà lãnh đạo đã ký một số hiệp định và các bản ghi nhớ mới. Một số hiệp định trong số đó đã được dự kiến từ trước, nhưng cũng có một vài tuyên bố bất ngờ có ý nghĩa lớn. Continue reading “Nhật Bản – Ấn Độ củng cố quan hệ chiến lược”

Nhật “nuôi” đảo để kiểm soát tham vọng lãnh thổ của TQ

ono

Nguồn:Japan grows an island to check China’s territorial ambitions“, The Financial Times, 26/12/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc đang thổi bùng một cuộc cạnh tranh mới để giành quyền kiểm soát các đại dương của châu Á, nhưng trong khi cường quốc của khu vực (chỉ Trung Quốc) đang nạo vét đại dương để tạo nên các căn cứ quân sự thì Nhật Bản lại đang phát triển một hòn đảo trong một bồn tắm.

Hòn đảo này được gọi là Okinotorishima, hay “đảo chim xa”; một đảo san hô vòng xa xôi bị bão tàn phá trên Biển Philippines, nơi chỉ hai mỏm nhỏ nhô ra khi thủy triều lên. Nhật coi đảo san hô vòng này là điểm cực Nam của mình, trong khi Trung Quốc nói rằng đó không phải là đảo mà chỉ là đá. Continue reading “Nhật “nuôi” đảo để kiểm soát tham vọng lãnh thổ của TQ”

Càng giống nhau, Trung Quốc và Mỹ lại càng xa nhau

A boy who is waiting to greet U.S. Secretary of State Clinton at the National Museum makes a face while holding the U.S. and Chinese flags in Beijing

Nguồn: Mark Leonard, “Why Convergence Breeds Conflict”, Foreign Affairs, September-October 2013.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Nhiều người lo ngại rằng trong một tương lai không xa, thế giới sẽ bị chia ra nhiều mảng vì hố sâu ngăn cách giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng nới rộng. Họ nêu lên câu hỏi, vì sao một chế độ độc tài cộng sản và một chế độ dân chủ tư bản có thể bắc một chiếc cầu để khắc phục khoảng cách giữa hai bên? Nhưng đã đến lúc ta nên từ bỏ cái tư duy cho rằng hai nước này đến từ những hành tinh khác nhau và những căng thẳng giữa chúng là sản phẩm của những dị biệt giữa hai quốc gia. Trên thực tế, cho đến tương đối gần đây, Trung Quốc và Mỹ khá hòa hợp với nhau – chính vì những lợi ích và thuộc tính của hai nước khác nhau. Ngày nay, chính những tương đồng ngày càng gia tăng, chứ không phải những dị biệt, đang đẩy hai nước cách xa nhau. Continue reading “Càng giống nhau, Trung Quốc và Mỹ lại càng xa nhau”

Joseph Nye nói về quan hệ Mỹ – Trung

HBO_6101_UPDATE

Nguồn: Emanuel Pastreich, “Interview: Joseph Nye“, The Diplomat, 30/10/2015.

Biên dịch: Văn Cường

Cựu hiệu trưởng trường Quản lý Nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard Joseph Nye là biểu tượng trung tâm của chính sách đối ngoại Mỹ trong suốt bốn thập kỷ vừa qua. Ông đã phục vụ trong Chính phủ Mỹ với vai trò Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách về an ninh quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách vấn đề hỗ trợ an ninh, khoa học và công nghệ. Ông là tác giả nhiều cuốn sách có ảnh hưởng như “Sức mạnh mềm: Những phương thức để thành công trong chính trị quốc tế”. Cuốn sách mới đây nhất của ông là “Kỷ nguyên Mỹ đã kết thúc?” (Wiley 2015) đưa ra luận điểm rằng Mỹ vẫn giữ vị trí cường quốc hàng đầu trên thế giới và các xu hướng hiện nay cho thấy Mỹ tiếp tục giữ vai trò đó, mặc dù bản chất của sức mạnh Mỹ sẽ có thay đổi. Continue reading “Joseph Nye nói về quan hệ Mỹ – Trung”

Singapore: Hiện diện của Mỹ là trọng yếu đối với khu vực

ng-eng-hen

Nguồn:US presence key to region’s security, says Ng”, Today Online, 11/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Trong tình hình bối cảnh khu vực đang thay đổi, sự hiện diện tiếp tục của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là điều cần thiết nhằm bảo đảm hòa bình và tiến bộ, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tuyên bố như vậy ngày hôm qua (10 tháng 12).

Quyết tâm của Mỹ ‘nhằm tiếp tục vai trò của mình như là một “thế lực chủ đạo và ổn định” đối với khu vực này là rất quan trọng, ông nói. “Khu vực này – trừ việc ASEAN đóng vai trò trung tâm – còn lâu mới có các liên minh và các mối quan hệ đối tác vững chãi mà châu Âu đã hình thành, như EU (Liên minh châu Âu) và NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương),” Tiến sĩ Ng nói. Continue reading “Singapore: Hiện diện của Mỹ là trọng yếu đối với khu vực”

Đánh giá việc Mỹ triển khai P-8 Poseidon ở Singapore

poseidon

Nguồn: Jermyn Chow, “See P-8 deployment in perspective”, The Straits Time, 09/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Thông báo về việc Singapore cho phép Hoa Kỳ triển khai máy bay giám sát P-8 Poseidon ở nước này cho đến thứ hai tuần tới đã được giấu vào ở giữa một tuyên bố chung được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen gặp người đồng nhiệm Ashton Carter tại Lầu Năm Góc hôm thứ Hai vừa qua.

Nhưng các quan chức quốc phòng và các chuyên gia đang tìm hiểu về đợt triển khai luân phiên kéo dài một tuần này không thể bỏ qua thông điệp được gửi gắm, mặc dù tuyên bố tập trung nhiều hơn vào cách quân đội hai bên sẽ tăng cường quan hệ và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mới như hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, bảo vệ không gian mạng và an toàn sinh học. Continue reading “Đánh giá việc Mỹ triển khai P-8 Poseidon ở Singapore”

Cách làm cho thượng đỉnh Nhật-Trung-Hàn có ý nghĩa

6903770-3x2-940x627

Nguồn:  Emanuel Pastreich,   “Making East Asia Summits MeaningfulThe Diplomat, 18/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Thùy Dương

Dỡ bỏ những cản trở ngoại giao ra khỏi các sự kiện có thể tạo ra những cơ hội bất ngờ.

Hội nghị thượng đỉnh ba bên với sự tham gia của  Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản gần đây đã diễn ra thành công tốt đẹp. Lãnh đạo ba cường quốc kinh tế khu vực không chỉ ngồi lại thảo luận nghiêm túc, mà còn nhất trí tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khác trong năm tới, có thể sẽ diễn ra ở Tokyo vào tháng 5.

Có rất nhiều vấn đề quan trọng trên thế giới cần tới sự hợp tác của ba cường quốc này, từ thương mại và đầu tư cho tới chương trình hạt nhân của Triều Tiên và biến đổi khí hậu. Chúng ta cần đảm bảo hội nghị thượng đỉnh ba bên này được duy trì “bền vững” trong tương lai và được tổ chức thường xuyên bất chấp sự khác biệt về quan điểm. Continue reading “Cách làm cho thượng đỉnh Nhật-Trung-Hàn có ý nghĩa”

‘Hậu duệ Hoàng đế’ và triển vọng quan hệ Trung-Đài

20151114_ASD000_1

Nguồn: “The emperor’s descendants”, The Economist, 14/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Những nụ cười và những cái bắt tay mở ra một thời kỳ chông gai cho quan hệ Trung Quốc – Đài Loan.

Đó là một cái bắt tay lâu, tròn một phút. Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn khai thác ý nghĩa lịch sử của cuộc gặp giữa họ vào ngày 07 tháng 11 tại Singapore. Tuy nhiên, hai vị có ý định gửi đến cho người dân của mình những thông điệp rất khác nhau. Đối với tổng thống Mã, nó cho thấy các chính sách mà ông theo đuổi trong suốt nhiệm kỳ từ năm 2008 nhằm cải thiện tương giao với đại lục đã đảm bảo quan hệ hai bên tiến triển suôn sẻ hơn, và do đó bảo tồn sự thịnh vượng và an ninh của Đài Loan, tức là giữ vững được nguyên trạng. Đối với chủ tịch Tập, cuộc gặp gỡ ngụ ý chính sách đối ứng của Trung Quốc nhằm khích lệ giao lưu kinh tế và các mối quan hệ khác với Đài Loan đã giảm căng thẳng và giúp mở đường cho sự thống nhất sau này của hòn đảo với đại lục. Không thể có chuyện cả hai đều đúng. Continue reading “‘Hậu duệ Hoàng đế’ và triển vọng quan hệ Trung-Đài”

Làm sâu sắc quan hệ chiến lược: Trường hợp Việt Nam-Singapore

singviet (1)

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Cho đến nay, sau khi đã xây dựng 15 mối quan hệ đối tác chiến lược với nhiều đối tác khác nhau, thì việc đi từ số lượng sang chất lượng, dần dần làm sâu sắc một cách thực chất các mối quan hệ đối tác này, nhất là trong lĩnh vực hợp tác quân sự – chiến lược, đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với Việt Nam.

Thực tế, nhiều nước sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác quân sự với Việt Nam, nhưng Việt Nam dường như chưa sẵn sàng, một phần do nguồn lực, nhưng quan trọng hơn là do yếu tố chính sách cũng như tâm lý khi e ngại việc hợp tác quân sự với các đối tác nếu đi quá nhanh sẽ càng làm quan hệ với Trung Quốc xấu đi. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thực hiện mục tiêu trên mà vẫn không phá vỡ các giới hạn chính sách mà Việt Nam đặt ra lâu nay?

Bài viết này sẽ thảo luận câu hỏi này, đồng thời đề xuất một vài biện pháp nhằm vượt qua thách thức trên, tập trung vào trường hợp quan hệ Việt Nam – Singapore như một ví dụ điển hình. Continue reading “Làm sâu sắc quan hệ chiến lược: Trường hợp Việt Nam-Singapore”

Lý giải chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên

flag-NKorea-China_3125013b

Nguồn: Shale Horowitz, “Why China’s Leaders Benefit from a NuclearThreatening North Korea: Preempting and Diverting Opposition at Home and Abroad“, Pacific Focus, Vol. XXX, No. 1 (April 2015), 10–32.

Biên dịch: Văn Cường

Tóm tắt: Kể từ sự sụp đổ của Liên Xô và cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc sau đó của Triều Tiên, hỗ trợ về kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc là điều rất quan trọng đối với Triều Tiên. Tại sao Trung Quốc lại đưa ra sự hỗ trợ này? Trong việc hoạch định chính sách đối ngoại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thời kỳ hậu Đặng Tiểu Bình đã ngày càng ưu tiên nền chính trị trong nước hơn là các lợi ích quốc gia. Điều này ngụ ý rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc có khả năng coi việc hạt nhân hóa, các nỗ lực phổ biến hạt nhân và hành động có kiểm soát của Triều Tiên là ngày càng có lợi – miễn là những hoạt động này không đi xa đến mức gây ra chiến tranh tổng lực. Các hành động của Trung Quốc, trái ngược với những tuyên bố của nước này, rất phù hợp với bài phân tích dưới đây. Continue reading “Lý giải chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên”

Trung Quốc phải học cách để trở thành cường quốc

US President Barack Obama (R) answers a question as Chinese President Xi Jinping listens following their bilateral meeting at the Annenberg Retreat at Sunnylands in Rancho Mirage, California, on June 7, 2013.Obama, with Chinese counterpart Xi Jinping by his side, called Friday for common rules on cybersecurity after allegations of hacking by Beijing. At a summit in the Calfornia desert, Obama said it was "critical" to reach a "permanent understanding" on cybersecurity. He also voiced concern over intellectual theft and urged "common rules of the road." AFP PHOTO/Jewel Samad        (Photo credit should read JEWEL SAMAD/AFP/Getty Images)

Nguồn: Philip Stephens, “China must learn how to be a great power”, Financial Times, 05/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi một tàu chiến Mỹ đi qua Biển Đông, Trung Quốc đã phản đối, còn các nước láng giềng của họ lại hoan nghênh. Washington tuyên bố họ đang duy trì tự do hàng hải trong bối cảnh diễn ra dự án bồi đắp đất nhằm biến các bãi đá tranh chấp thành đảo nhân tạo của Trung Quốc. Bắc Kinh cảnh báo sẽ chống lại sự khiêu khích từ một nước bên ngoài không có liên quan tới các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. Riêng chúng ta thì được nhắc nhớ lại định mệnh buồn thảm trong ghi chép của Thucydides về cuộc chiến tranh Peloponnese.

Việc tàu của hải quân Mỹ đã đi vào vùng nước mà Trung Quốc coi là lãnh hải của mình chỉ ra sự va chạm của nhiều yêu sách chủ quyền lịch sử, địa lý và sự chuyển dịch cân bằng quyền lực, thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Á. Một số người cho rằng hiện nay có nhiều tàu ngầm ở các vùng biển Tây Thái Bình Dương như đã từng có ở Bắc Đại Tây Dương. Continue reading “Trung Quốc phải học cách để trở thành cường quốc”